THÔNG TIN CHUNG

- Địa chỉ:  Tầng 1 - Nhà A2 - Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình

- Điện thoại: 

- Email: 

a) Vị trí, chức năng

a1. Vị trí: Là đơn vị hành chính, trực thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, hoạt động theo quy định của Điều lệ trường Cao đẳng và các quy định của pháp luật hiện hành.

a2. Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được Hiệu trưởng giao, cụ thể như sau:

- Công tác tổ chức cán bộ; quản lý viên chức, người lao động theo Luật cán bộ, công chức, viên chức; một số nội dung quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục nghề nghiệp hiện hành;

- Công tác thanh tra, kiểm tra; công tác pháp chế của trường nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, bảo vệ lợi ích của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục;

- Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.

b) Nhiệm vụ và quyền hạn

b1. Tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ về công tác tổ chức cán bộ và quản lý viên chức, bao gồm:

- Xây dựng vị trí việc làm; sử dụng viên chức; ký các hợp đồng lao động;

- Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp; Thay đổi vị trí việc làm, biệt phái, chấm dứt hợp đồng làm việc, giải quyết chế độ thôi việc; Quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức quản lý; sắp xếp, bố trí và sử dụng viên chức theo nhu cầu công việc của nhà trường;

- Thực hiện việc đánh giá xếp loại, kỷ luật viên chức; Thực hiện chế độ tiền lương, các chính sách đãi ngộ, chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức;

- Lập, quản lý hồ sơ viên chức; thực hiện chế độ báo cáo về quản lý viên chức thuộc phạm vi quản lý.

b2. Tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ về thanh tra, kiểm tra và pháp chế, bao gồm:

- Chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch tranh tra, kiểm tra các hoạt động GD&ĐT của nhà trường; kiểm tra thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc;

- Đề xuất các hình thức khen thưởng và kỷ luật đối với viên chức;

- Các loại hợp đồng làm việc; Thường trực Hội đồng đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng tháng và năm học đối với viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan;

- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định liên quan đến quản lý viên chức; trong kiểm tra, thanh tra giáo dục của nhà trường; bảo vệ lợi ích hợp pháp của cán bộ, viên chức, lao động trong lĩnh vực giáo dục;

- Xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra chuyên môn (một năm 2 kì), kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch học lại và những nội dung được quy định tại Thông tư 51/2012/QĐ-BGDĐ ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và các văn bản hướng dẫn công tác thanh tra của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong các đơn vị sau khi đã có kế hoạch, lịch trình, chương trình do Hiệu trưởng phê duyệt;

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nền nếp chuyên môn thường xuyên (hoặc đột xuất) bao gồm cả nền nếp dạy và học, kiểm tra việc thực hiện quy chế dạy và học, chế độ cho điểm, thi cử, tuyển sinh, hồ sơ đầu vào, điều kiện ra trường cho học sinh, sinh viên; kiểm tra việc thực hiện 3 công khai theo Thông tư 36 của Bộ GD&ĐT;

- Thanh tra, kiểm tra theo đơn thư tố cáo, phản ánh liên quan đến cán bộ, viên chức, người lao động và HSSV, thanh tra đột xuất nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật, có lịch tiếp công dân theo quy định. Định kỳ báo cáo công tác tiếp dân cho cơ quan cấp trên theo quy định. Tham mưu cho Hiệu trưởng về việc giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại trong nhà trường (nếu có);

- Thực hiện công tác pháp chế của trường nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, bảo vệ lợi ích của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục;

- Tham mưu và giúp Hiệu trưởng về tính pháp lý của các văn bản nội bộ khi ban hành, thể chế các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế nhà trường, rà soát kiểm tra văn bản trong nhà trường. Chủ trì, phối hợp các đơn vị tham gia phổ biến văn bản quy phạm pháp luật cho CBVC, HSSV nhà trường.

b3. Tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ về đảm bảo chất lượng, bao gồm:

- Xây dựng quy trình, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm định và đảm bảo chất lượng giáo dục (tự đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo; chất lượng cơ sở giáo dục; khảo sát ý kiến các bên liên quan, Báo cáo Quy chế cam kết chất lượng giáo dục….).

- Là thường trực hội đồng tự đánh giá của trường; tổng hợp báo cáo về công tác kiểm định; đánh giá chất lượng của trường theo định kỳ và cuối năm học;

- Thực hiện các nội dung về đảm bảo chất lượng giáo dục trong Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiện tự đánh giá về công tác đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục và chất lượng chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung công việc, tích lũy các tài liệu và minh chứng phục vụ cho công tác kiểm định chất lượng;

- Tiến hành các đợt khảo sát và điều tra, phục vụ cho công tác đảm bảo chất lượng của trường;

- Đánh giá rút kinh nghiệm về công tác đảm bảo chất lượng định kỳ 6 tháng một lần;

- Công bố công khai các kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo trên website và các phương tiện thông tin khác của nhà trường;

- Phối hợp với các đơn vị trong nhà trường thực hiện công tác kiểm định chất lượng định kỳ; xây dựng các bộ tiêu chuẩn theo hướng chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo của trường về kiến thức, kỹ năng và cơ hội việc làm theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Xây dựng tiêu chí để lấy ý kiến cán bộ giảng viên đánh giá cán bộ quản lý; lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên; lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động phục vụ và hỗ trợ của nhân viên theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT.

b4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

c) Cơ cấu tổ chức

c1. Lãnh đạo phòng: 

- Trưởng phòng; từ 01- 02 Phó trưởng phòng;

- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng phải có trình độ từ Thạc sĩ trở lên; các tiêu chuẩn khác và các vấn đề về thủ tục, bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền, theo Điều lệ trường Cao đẳng và các quy định liên quan về bổ nhiệm cán bộ quản lý hiện hành;

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng phòng:

+ Tham mưu về những vấn đề thuộc các chức năng, nhiệm vụ của phòng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về tổ chức, triển khai  các nhiệm vụ được phân công;

+ Quản lý, phân công nhiệm vụ cho viên chức của phòng;

+ Quản lý viên chức, cơ sở vật chất tài sản thuộc phòng; xây dựng cơ chế phối hợp với các khoa, tổ bộ môn, các phòng ban khác trong các lĩnh vực công tác có liên quan;

+ Được kí thừa lệnh Hiệu trưởng các văn bản trong một số văn bản nội bộ liên quan đến nhiệm vụ về tổ chức cán bộ; thanh tra; pháp chế và ĐBCL;

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Trưởng phòng:

Tham mưu, đề xuất ý kiến giúp việc cho Trưởng phòng và chịu trách nhiệm điều hành các nhiệm vụ do Trưởng phòng phân công.

c2. Viên chức

- Số lượng: từ 05 - 07 viên chức;

- Viên chức thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của phòng, được Trưởng phòng trực tiếp phân công;

 

- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và viên chức của phòng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đào tạo học sinh, sinh viên theo quy chế, điều lệ; thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn thực hiện Thông tư 36 về quy định chế độ làm việc đối với giảng viên; thực hiện các nghĩa vụ của cán bộ, viên chức trong quy chế chuyên môn, các quyền và nghĩa vụ, nhiệm vụ khác của viên chức theo quy định của pháp luật hiện hành.

TT Ảnh Đại diện Họ và tên Chức vụ Trình độ chuyên môn Điện thoại Email
1 Quách Công Sơn

Trưởng phòng

Thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị

   
2 Nguyễn Thị Thu Hà

Phó Trưởng phòng

Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử

   
3 Đinh Thị Thảo Giảng viên

Thạc sĩ, chuyên ngành  QL&ĐBCL

   
4 Trịnh Thị Hồng
Giảng viên

Thạc sĩ, chuyên ngành  GD chính trị

   
5 Nguyễn Thị Mai Hương Giảng viên

Thạc sĩ

   
  1. Bài viết nhiều người đọc
  2. Bài viết ưa thích

WE GO TO SCHOOL FOR A BETTER FUTURE

The french documentary film "Sur le chemin de l'école" (On the way to school) created by Pascal Plisson had a tremendous success in France and abroad. It shows what "going to school" means for four children living in Morocco, Kenya, Argentina and India. It is a fantastic educational tool. Yves sent us the DVD to show it to our students. Although in french, it has english subtitles and the stories it depicts speak for themselves. Not only does the film show the difficulties encountered by the students during their daily journey to school but it also shows the determination of these children and therefore their conscience that being educated is something not to be missed whatever the difficulties are. A spontaneous discussion took place after this event. The students were so enthusiastic that they have been invited to report their emotions, their empathy and their awareness through writings and drawings. These testimonies were then collected and compiled in the following book.

LỊCH - THỜI GIAN

« November 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30  

Chuyên mục